10 TRIẾT LÝ CỦA NHÀ SÁNG LẬP PANASONIC MATSUSHITA KONOSUKE TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG MÀ CÁC NHÀ KINH DOANH CẦN GHI TÂM

Article

10 TRIẾT LÝ CỦA NHÀ SÁNG LẬP PANASONIC MATSUSHITA KONOSUKE TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG MÀ CÁC NHÀ KINH DOANH CẦN GHI TÂM


10 TRIẾT LÝ CỦA NHÀ SÁNG LẬP PANASONIC MATSUSHITA KONOSUKE TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG MÀ CÁC NHÀ KINH DOANH CẦN GHI TÂM

10 TRIẾT LÝ CỦA NHÀ SÁNG LẬP PANASONIC MATSUSHITA KONOSUKE TRONG VIỆC KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG MÀ CÁC NHÀ KINH DOANH CẦN GHI TÂM



1. Tâm niệm “Khủng hoảng sẽ tốt hơn là không”
Theo ông Matsushita Konosuke, khủng hoảng là lúc con người chỉ loay hoay vì cho rằng mình không có lối thoát. Nên suy nghĩ tích cực rằng, chính khủng hoảng sẽ là cơ hội để cải tiến thì sẽ mở ra con đường mới.

2. Quay lại điểm đầu tiên và kiên trì ý chí của mình
Khủng hoảng dễ làm con người phán đoán sai do phải đối mặt với khó khăn. Chính khi đó chúng ta mới phải trở về điểm xuất phát, làm rõ phương châm cơ bản và quyết định đường đi nước bước. Từ đó, có thể sẽ làm nảy sinh những phán đoán chính xác hay trỗi dậy lòng can đảm và sức mạnh vững chắc để vượt qua khủng hoảng.

3. Kiểm tra để hiểu chính xác sức mạnh của chính mình
Hơn lúc nào hết, đây là lúc đánh giá chính bản thân một cách bình tĩnh và thấu đáo. Trên cơ sở đó, sẽ hiểu được thực lực của bản thân và khả năng kinh doanh của công ty. Theo Nhà sáng lập Panasonic thì sự đánh giá sai sẽ dẫn đến phá sản.

4. Làm việc bằng quyết tâm không lùi bước
Tâm niệm và lòng can dảm tin rằng mình vượt qua được khó khăn sẽ sinh ra sức mạnh lớn lao mà chính mình cũng không thể tưởng tượng. Động lực biến khủng hoảng thành cơ hội phát triển chính là sức mạnh tinh thần mạnh mẽ nhất.

5. Phá bỏ thói quen, tập quán và quan niệm thường thấy
Khủng hoảng tức là việc bất thường. Vì vậy, chúng ta chỉ suy nghĩ và hành động bằng những kinh nghiệm trong quá khứ thì không thể giải quyết trôi chảy được. Lúc này, ông muốn nhìn nhận lại một cách triệt để những thói quen, cách thức bán hàng… đã được coi là đương nhiên từ trước đến nay.

6. Phủ phục đợi thời cơ
Chúng ta không được nóng vội. Nếu chúng ta giải quyết sự việc một cách khiên cưỡng, hấp tấp thì sẽ bị lún càng sâu vào khủng hoảng. Không cần cố gắng quá sức mình mà hãy nghĩ đây là cơ hội để dưỡng sức và chờ đợi một chút. Không có cuộc khủng hoảng nào mà không có hồi kết.

7. Dốc sức vào đào tạo nhân viên
Người ta thường nói “Sự khổ cực nếu có phải mua cũng đừng so đo”. Khủng hoảng chính là sự lao khổ không cần mua cũng tự xuất hiện lên trước mắt chúng ta. Ông muốn coi đây là cơ hội tuyệt hảo để đào tạo nhân viên mà vào thời kỳ kinh tế tăng trưởng không làm được.

8. Hãy tự giác nhận thức “Trách nhiệm là ở chúng ta”
Chẳng phải chúng ta hay đổ lỗi thành tích kinh doanh giảm cho sự khủng hoảng kinh tế hay sao? Dù trong bất cứ trường hợp nào cũng có con đường phát triển cho những người muốn làm việc. Công việc không trôi chảy là do cách làm của mình không đúng mà thôi.

9. Tiến hành xây dựng tổ chức phản ứng một cách nhanh nhạy
Nhờ có việc phản ứng một cách nhanh nhạy với những biến đổi của môi trường bên ngoài, công ty mới có thể xây dựng tổ chức thông thoáng, trong đó cả thông tin tốt lẫn xấu đều có thể được nhân viên đưa lên và suy nghĩ của các bên sẽ được trao đổi một cách tự do

10. Làm ngay những việc cần làm
Chính khi xảy ra khủng hoảng chất lượng sản phẩm, giá cả và dịch vụ mới bị săm sôi kỹ càng. Để có thể chịu đựng được sự săm soi đó, hàng ngày chúng ta phải làm tất cả những việc cần làm.