Hai kinh tế gia hàng đầu Nhật Bản chia sẻ về quan hệ kinh tế Đông Á giữa bối cảnh xung đột giữa các quốc gia năm 2022

Article

Hai kinh tế gia hàng đầu Nhật Bản chia sẻ về quan hệ kinh tế Đông Á giữa bối cảnh xung đột giữa các quốc gia năm 2022


Hai kinh tế gia hàng đầu Nhật Bản chia sẻ về quan hệ kinh tế Đông Á giữa bối cảnh xung đột giữa các quốc gia năm 2022

Hai kinh tế gia hàng đầu Nhật Bản chia sẻ về quan hệ kinh tế Đông Á giữa bối cảnh xung đột giữa các quốc gia năm 2022

May be an image of 6 people

Tiến sĩ Yoshizaki Tatsuhiko, kinh tế trưởng Viện nghiên cứu Sojitz đã gửi hai bài viết trong hai năm 2020 (Đối mặt với sự không chắc chắn lần thứ ba) và 2021 (bài Khám phá, sáng tạo và thịnh vượng - Cách hành động trong kỷ nguyên hậu khủng hoảng)  cho độc giả Việt Nam, nhận định về tình hình kinh tế thế giới do diễn biến Covid-19. Năm nay, khi dịch Covid-19 suy giảm thì xung đột và căng thẳng giữa một số quốc ga xảy ra làm ảnh hưởng đến kinh tế thế giới như vật giá leo thang, nguồn cung năng lượng bị ảnh hưởng, v.v., tiến sĩ Yoshizaki trả lời phỏng vấn về quan hệ kinh tế của một số nước Đông Á trong bối cảnh này Mời quý vị nghe clip trả lời phỏng vấn theo hai link đăng trong bài.

Phần 1: https://www.youtube.com/watch?v=wQRNrOl5wuM

Phần 2: https://www.youtube.com/watch?v=2eYvEz4KaVU

Tóm tắt nội dung câu hỏi ở bên dưới. Buổi trò chuyện trực tuyến do ông Lê Ngọc Ánh Minh, phó chủ tịch Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Nguồn nhân lực Thành phố Vị Thanh thực hiện, phiên dịch chính là ông Nguyễn Huỳnh Sơn từ Trường HAL Nagoya Computer College và ông Takano Hiroshi tổng giám đốc Công ty đầu tư World Link Japan. Phiên chia sẻ thứ hai có sự tham gia của ngài Yasuyuki Fujishima, chủ tịch Tổ chức Nguồn nhân lực Cấp tiến (HuReDee). Ngài Fujishima cũng là nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Panama, nguyên phó chủ tịch Tập đoàn Sojitz và hiện là chủ tịch Viện Công nghệ cao Việt Nhật, TP Hồ Chí Minh 

May be an image of 4 people

Câu hỏi dành cho tiến sĩ Yoshizaki Tatsuhiko

Sau hai bài viết vào năm 2020 và 2021 được độc giả chuyên sâu Việt Nam đánh giá rất cao về cảm nhận của tiến sĩ Yoshizaki suốt 2 năm diễn ra dịch bệnh Covid. Thế giới khấp khởi vì dịch bệnh lắng xuống thì chiến tranh Nga và Ukraine xảy ra. Trước đó thì căng thẳng hai bên bờ eo biển Đài Loan đã xảy ra. Vui lòng cho biết nhận định chung của ông về bối cảnh chính trị thế giới năm 2022 và các năm tiếp theo, đặc biệt là quan hệ giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga.

 

Trung Quốc làm tăng áp lực lên Đài Loan sẽ ảnh hưởng thế nào về kinh tế, thương mại với Nhật Bản? Theo ông thì chiến tranh có xảy ra, tức là TQ sẽ tấn công Đài Loan hay không? Dựa trên phân tích nào?

 

Trường hợp Đài Loan bị TQ tấn công quân sự thì Nhật Bản sẽ can thiệp quân sự vào Đài Loan hay không?

 

Quan hệ kinh tế Nhật Bản và TQ trong suốt thời gian đại dịch như thế nào? Thương mại của Nhật và TQ có phát triển hay không? Thị trường xuất khẩu mục tiêu chính của Nhật Bản trong 2022 và các năm tiếp theo là thế nào khi mà Nhật đã cấm vận Nga gần như hoàn toàn?

 

Nguồn cung nguyên vật liệu từ TQ và Nga tác động đến Nhật Bản thế nào khi mà chiến tranh xảy ra, Nhật đã cấm vận Nga thì liệu Nhật sẽ bắt tay chặt hơn với Trung Quốc để làm ăn thương mại, tạo lập chuỗi cung ứng nguyên liệu hay không? Các dự án khai thác khí đốt, dầu mỏ với Nga ở Sakhalin thì các đối tác EU đã rút thì Nhật sẽ làm gì một khi đã đổ tiền đầu tư vào đó rồi?

 

Quan hệ kinh tế của Nhật Bản với Asean sẽ như thế nào? Chính sách của thủ tướng Kishida như thế nào với Việt Nam? Hiện nay, số lượng du học sinh và người lao động từ VN sang Nhật khá lớn, khoảng 400 ngàn người. Ông có nghĩ rằng quan hệ kinh tế Nhật Bản và VN sẽ khắn khít hơn và thịnh vượng hơn khi cộng đồng người Việt tại Nhật trở nên đông đảo?

 

Thời gian qua, Chính sách của chính phủ Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc nhằm mục đích gì? Nhật Bản muốn DN Nhật rời khỏi TQ hay chỉ là muốn hỗ trơ các DN Nhật có vị thế yếu (khó cạnh tranh ở thị trường TQ) rời khỏi TQ?

 

Hồi 2012, Thời báo Kinh tế Nhật Bản có bài dài về tam giác VIP (Vietnam Indonesia và Philippines) ở Đông Nam Á, xem 3 thị trường này là tiềm năng, chủ lực về cung ứng lẫn tiêu thụ. Chính sách của Nhật Bản hiện nay với tam giác VIP như thế nào?

 

Câu hỏi dành cho ngài Yasuyuki Fujishima, nguyên phó chủ tịch tập đoàn Sojitz, Chủ tịch Tổ chức Nguồn nhân lực HuReDee

May be an image of 6 people

Là chủ tịch Tổ chức nguồn nhân lực HuReDee, xin ngài cho một số nhận định về nguồn nhân lực Việt Nam đi Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt là khi HuReDee được thành lập

 

Hiện tại, các tập đoàn nào quan tâm đầu tư vào HuReDee và định hướng tiếp theo của HuReDee? Tôi được biết Chủ tịch Tập đoàn Sojitz có tham gia HuReDee, triển vọng của Sojitz nói riêng và các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật nói chung như thế nào về việc tiếp nhận nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam?