Làm cảng Trần Đề cần kinh nghiệm từ các tồn tại của Cái Mép Thị Vải và tránh dàn trải đầu tư

Article

Làm cảng Trần Đề cần kinh nghiệm từ các tồn tại của Cái Mép Thị Vải và tránh dàn trải đầu tư


Làm cảng Trần Đề cần kinh nghiệm từ các tồn tại của Cái Mép Thị Vải và tránh dàn trải đầu tư

Làm cảng Trần Đề cần kinh nghiệm từ các tồn tại của Cái Mép Thị Vải và tránh dàn trải đầu tư

Tác giả: Lê Ngọc Ánh Minh

May be an image of 2 people, people standing and indoor

Tác giả chụp ảnh cùng Bộ trưởng Giao thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư năm 2022 của tỉnh Sóc Trăng vào ngày 28.4.2022

Dòng sông Hậu đổ ra biển nay vơi còn 2 nhánh Trần Đề và Định An, cửa Ba Thắc/Bassac đã bị bồi lấp tự nhiên mà biến mất. (Sông Tiền cũng có 1 cửa sông không còn là cửa Ba Lai do các dự án thủy lợi tạo ngọt can thiệp bằng hệ thống cống nước. Đồng bằng Sông Cửu Long đã từ lâu chỉ còn 7 nhánh đổ ra biển, trong đó cửa Trần Đề được khảo sát, nghiên cứu từ thời Pháp, Mỹ đến sau 1975, các chuyên gia nhận định Trần Đề là địa điểm lý tưởng để phát triển một cảng cửa ngõ cho khu vực ĐBSCL.

sai-cuu-long-hien-con-7-cua-song-do-ra-bien

Qua nhiều năm tháng, 2 cửa sông Ba Lai và Ba Thắc (Bassac) bị bùn đất bồi lắng, được làm cống - đập ngăn sự xâm ngập mặn và biến mất. Do đó, sông Cửu Long hiện còn 7 cửa đổ ra biển.

Kỹ sư Doãn Mạnh Dũng, chuyên gia hàng đầu về cảng biển và hải dương học đã viết: "cảng Trần Đề là giải pháp tối ưu cho vai trò cảng cửa ngõ ĐBSCL. Đó là kết quả nghiên cứu từ tổng hợp trí tuệ về cảng ở Nam bô, có tính kế thừa cả đúng và sai của nhiều thế hệ : Pháp, Mỹ và các nhóm nghiên cứu sau 1975."

Cảng Trần Đề đã được bổ sung vào quy hoạch cảng biển Việt Nam  theo Quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long  thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Cảng được thiết kế theo phương thức mới: xây cầu cảng ngoài khơi xa cách bờ hơn 10km và đường dẫn là cầu vượt biển. Phương thức này tiện lợi cho tàu tải trọng lớn vào ăn hàng và làm giảm chi phí nạo vét đối với cảng sát bờ. Thủ tướng Chính phủ đã ra định hướng phát triển Cảng này. Tuy nhiên, vấn đề phát triển cảng Trần Đề phải rút kinh nghiệm từ các tồn tại phát triển cảng Cái Mép Thị Vải cũng như việc các địa phương tranh nhau làm cảng quốc tế. Kinh nghiệm phát triển cảng Cái Mép Thị Vải cho thấy, các nhà đầu tư cắt nhỏ khu vực thành nhiều cảng nhỏ với công suất nhỏ, đầu tư theo phong trào cho nên khi tàu lớn vào cập bến thì chỉ có số ít cảng có thể tiếp nhận do cầu tàu không đủ dài. Hiện nay, chúng ta cũng thấy nhiều địa phương ở khu vực ĐBSCL bày tỏ mong muốn làm cảng quốc tế với công suất lớn như Trần Đề. Việc này sẽ tạo dàn trải và tốn kém và tạo áp lực lớn lên cảng trung tâm Trần Đề.

 

Cảng Trần Đề là “ứng viên” được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và là cửa ngõ quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của toàn vùngSơ đồ hệ thống cảng thuộc Tiểu vùng Sông Mekong