Lương Định Của - nhà bác học của đồng ruộng

Article

Lương Định Của - nhà bác học của đồng ruộng


Lương Định Của - nhà bác học của đồng ruộng

Scroll down for English

Lương Định Của - nhà bác học của đồng ruộng

Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc, người đi đầu trong lĩnh vực cải tạo giống cây trồng của Việt Nam và là ông tổ của giống lúa Nông nghiệp 1, giống lúa lai tạo thành công đầu tiên tại Việt Nam.

Tên ông từng được nông dân gọi liền với tên của sản phẩm một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, khoai ông Của, lúa ông Của... Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng”. Ông được đánh giá là một trong những chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam và là một nhà khoa học có uy tín.
 

Nhà bác học Lương Định Của.


Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng; mất ngày 28/12/1975 tại Hà Nội.
 
Lúc nhỏ, ông học ở trường dòng Taberd tại Sóc Trăng. Sau đó, ông lên học tại Sài Gòn. Lương Định Của học rất xuất sắc. Năm 1937, khi 17 tuổi, ông đã đỗ tú tài toàn phần. Cùng năm đó, ông sang Hong Kong (Trung Quốc), theo học tại trường Đại học Y khoa.

Sau ba năm, ông không theo đuổi ngành y nữa mà đến Thượng Hải, Trung Quốc, học trường Đại học Kinh tế Thượng Hải. Năm 1941, do có chiến tranh, trường đại học này đóng cửa, Lương Định Của sang Nhật Bản và theo học khoa sinh vật thực nghiệm, trường Đại học Kyushu. Chỉ sau một năm học tập, với tài trí thông minh của mình, ông được đặc cách tuyển thẳng lên học năm thứ 3.

Năm 1945, ông kết hôn với một phụ nữ Nhật Bản tên là Nakamura Nubuko, vốn là sinh viên Đại học Nữ công. Sau khi kết hôn, hai ông bà cùng làm việc tại Viện Thí nghiệm của trường Đại học Kyushu.

Năm 1946, Lương Định Của tiếp tục lên Kyoto, Nhật Bản, theo học ngành nông nghiệp và miệt mài học và nghiên cứu khoa học. Ra trường, ông tốt nghiệp loại ưu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông học, khoa di truyền chọn giống. Đây là học vị cao nhất của ngành nông học Nhật Bản kể từ thời Minh Trị Thiên hoàng. Ông là người thứ 96 trên toàn nước Nhật giành được học vị này trong vòng 10 năm ở Nhật thời kỳ đó.

Năm 1952, với tình yêu đất nước, ông cùng gia đình từ Nhật Bản trở về phục vụ Tổ quốc.

Sau đó hai năm, năm 1954, ông cùng gia đình tập kết ra Bắc và làm việc tại Viện Khảo cứu Nông lâm, trường Đại học Nông nghiệp, rồi làm Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Bộ Nông nghiệp.
 

Nhà nông học Lương Định Của và các cán bộ Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.


Năm 1955, Lương Định Của công tác tại Tổ lúa, trại Quang Trung thuộc Viện Nghiên cứu Nông lâm nghiệp. Tháng 9-1956, trường Đại học Nông lâm mở khoá học đầu tiên, ông trở thành phó hiệu trưởng của trường.

Là một nhà bác học, nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kỹ thuật canh tác của nước ngoài, chủ yếu là của Nhật vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn, dùng cào cỏ Nhật Bản...


Ông là người có công lai tạo nhiều giống lúa có năng suất cao như: Nông nghiệp 1 (lai giữa Ba Thắc - Nam Bộ với Kunko - Nhật), giống lúa mùa muộn Saibuibao, giống lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi), giống NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1); một số giống cây trồng khác như: dưa hấu không hạt, dưa lê, khoai lang, rau muống, đu đủ, xương rồng...

Lương Định Của là người đề ra một số mô hình canh tác điển hình như bờ vùng bờ thửa... Ông còn là tác giả của nhiều công trình khoa học như: đa bội thể ở tông Oryzeae, ảnh hưởng của ánh sáng trên các giai đoạn của giống lúa khi nhận đoản quang kỳ, nghiên cứu tế bào học trên lúa Oryzasativa.

Tuy ông không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của những người nông dân Việt Nam. Lương Định Của đã được Nhà nước trao tặng những phần thưởng cao quí như: danh hiệu Anh hùng Lao động (1967); Huân chương Lao động hạng Nhất; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật đợt 1 năm 1996.

Năm 2006, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập Giải thưởng Lương Định Của để hằng năm trao tặng cho những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Luong Dinh Cua - the scientist of the field
Luong Dinh Cua is an outstanding agronomist, a pioneer in the field of crop improvement in Vietnam and the forefather of Agriculture 1 rice, the first successful hybrid rice in Vietnam.

His name was once called by farmers with the name of the product in a friendly way: Ong Cua's melon, Ong Cua tomato, Ong Cua potato, Ong Cua's rice... And his friends affectionately called him "the scientist of Mr. Cua". field". He is considered as one of the leading agricultural experts in Vietnam and a reputable scientist.
 

Doctor Luong Dinh Cua's house.


Luong Dinh Cua was born on August 16, 1920 in Dai Ngai commune, Long Phu district, Soc Trang province; died on December 28, 1975 in Hanoi.
 
As a child, he studied at Taberd seminary in Soc Trang. After that, he went to study in Saigon. Luong Dinh Cua studied very well. In 1937, at the age of 17, he passed the full baccalaureate. That same year, he went to Hong Kong (China) to study at the Medical University.

After three years, he stopped pursuing medicine but went to Shanghai, China, to study at Shanghai University of Economics. In 1941, due to war, this university closed, Luong Dinh Cua went to Japan and studied experimental biology, Kyushu University. After only one year of study, with his intelligence, he was specially recruited to study for the 3rd year.

In 1945, he married a Japanese woman named Nakamura Nubuko, who was a student at the Women's University. After getting married, the couple worked together at the Experimental Institute of Kyushu University.

In 1946, Luong Dinh Cua continued to Kyoto, Japan, studied agriculture and diligently studied and researched science. After graduating from school, he graduated with honors and successfully defended his doctoral thesis in agronomy, genetics and selection. This is the highest degree in Japanese agronomy since the Meiji era. He was the 96th person in the whole of Japan to win this degree within 10 years in Japan at that time.

In 1952, with love for his country, he and his family returned from Japan to serve the country.

After two years, in 1954, he and his family gathered to the North and worked at the Agro-Forestry Research Institute, University of Agriculture, and then as Director of the Institute of Food and Food Plants, Ministry of Agriculture.
 

Agronomist Luong Dinh Cua and staff of the Institute of Food Crops and Food Plants.


In 1955, Luong Dinh Cua worked at the rice nest, Quang Trung farm under the Research Institute of Agriculture and Forestry. In September 1956, the University of Agriculture and Forestry opened the first course, he became the vice-principal of the school.

As a scientist, Luong Dinh Cua still works in a very simple room. Outside of class, he often rolled up his pants and waded in the experimental fields. He was the first person to creatively apply foreign farming techniques, mainly Japanese, to rice cultivation in Vietnam such as: line planting, hand transplanting so that the rice plants are not flooded. deep into the mud, rake Japanese grass...


He is the one who has the merit of breeding many high yielding rice varieties such as: Agriculture 1 (a hybrid between Ba Thac - Southern Vietnam and Kunko - Japan), late-season rice variety Saibuibao, rice variety 314 (hybrid between Doan Ket and Doan Ket lines) Thang Loi), variety NN75-1 (a cross between 813 and NN1); some other cultivars such as seedless watermelon, pear melon, sweet potato, water spinach, papaya, cactus...

Luong Dinh Cua is the one who proposed a number of typical farming models such as coastal areas... He is also the author of many scientific works such as: polyploidy in the Oryzeae tribe, the influence of light on the fields. Phase of rice varieties when receiving short photoperiod, cytological study on Oryzasativa rice.

Although he is no more, the cultivars he left behind and his name are still etched in the minds of Vietnamese farmers. Luong Dinh Cua has been awarded noble awards by the State such as: Labor Hero title (1967); First Class Labor Medal; Ho Chi Minh Prize in Science and Technology, 1st round in 1996.

In 2006, the Central Committee of the Ho Chi Minh Communist Youth Union established the Luong Dinh Cua Award to annually award to young people with particularly outstanding achievements in the fields of production, business, and progressive transfer. techniques, agricultural technology and new rural construction.