Người Việt tài giỏi: Chàng trai miền Tây làm giáo sư Viện hàn lâm khoa học Mỹ

Article

Người Việt tài giỏi: Chàng trai miền Tây làm giáo sư Viện hàn lâm khoa học Mỹ


Người Việt tài giỏi: Chàng trai miền Tây làm giáo sư Viện hàn lâm khoa học Mỹ

Người Việt tài giỏi: Chàng trai miền Tây làm giáo sư Viện hàn lâm khoa học Mỹ

Dù chỉ mới bước sang tuổi 32 nhưng Anh Duy đã khiến nhiều cư dân mạng “nở mày nở mặt” bởi tài năng của mình. Vừa qua, anh đã được nhận vào Viện hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ với vị trí Giáo sư trợ lý Khoa Toán và Khoa học.

Mới đây, cộng đồng mạng tích cực chia sẻ về một tấm gương một người Việt trẻ rất tài giỏi khiến nhiều người nể phục, đặc biệt là những bạn trẻ còn đang ngồi trên giảng đường đại học. Người được nhắc đến ấy là Dương Trần Anh Duy (sinh năm 1990), cựu học sinh chuyên Anh trường chuyên Tiền Giang và là một người Việt trẻ có thành tích học tập cực kỳ ấn tượng. Đặc biệt, anh sẽ bắt đầu công việc với vị trí Giáo sư trợ lý (Assistant professor) tại Viện Hàn lâm Hải quân Mỹ – một môi trường làm việc mà không phải dễ để đặt chân đến, vào đầu năm sau (ngày 3/1/2023).


Anh Duy lúc nhận được Học bổng nghiên cứu sinh tiềm năng bậc tiến sĩ 2017. Ảnh: Vietnamnet

Theo giới truyền thông, sở dĩ gọi Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ là nơi mà không phải ai cũng có thể được nhận vào làm việc bởi trong lịch sử hơn 170 năm thành lập, nơi này đã đào tạo và phát triển được rất nhiều nhân tài. Đặc biệt, có một nhân vật đáng chú ý trong số các nhân tài xuất thân từ Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ là một người cực kỳ nổi tiếng – đó là Tổng thống Jimmy Carter (Tổng thống thứ 39 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Ngoài ra, nơi này còn là cái nôi đào tạo 26 thành viên thượng viện Mỹ, trong đó có cựu thượng nghị sĩ John McCain. Song song đó, năm 2022, Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ còn được xếp hạng là một trong những trường đại học khai phóng của Mỹ…

Hiện tại Anh Duy sắp tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Khoa học thần kinh tính toán trường College of Engineering (Đại học Purdue) với những vấn đề xoay quanh việc phân tích não bộ của con người ở trạng thái khoẻ mạnh cũng như khi có những bệnh có liên quan tới não bộ như bệnh Alzheimer. Được biết, đây cũng là một trường thuộc top 4 về khoa học kỹ thuật của Hoa Kỳ.


Dù mới bước sang tuổi 32 (sinh năm 1990) nhưng cựu học sinh chuyên Anh trường chuyên Tiền Giang đã sở hữu nhiều thành tích rất nổi bật. Ảnh: Vietnamnet

Chia sẻ với giới Vietnamnet, Anh Duy cho biết: “Trên thế giới, brain fingerprint là lĩnh vực nghiên cứu rất mới (chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây). Nhờ kĩ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI), trong luận án của mình tập trung vào “dấu vân não bộ” – khái niệm này còn rất mới và nhóm nghiên cứu của giáo sư hướng dẫn và bản thân mình bắt đầu chứng minh được các bước đầu tiên. Có một bằng chứng rất lớn là não bộ con người có những dấu hiệu nhận biết về tính năng và khả năng xử lí rất riêng. Dự án này mình rất tâm huyết và dự kiến sẽ phát triển sâu hơn

Nói về cách giúp anh thành công và được nhận vào làm việc ở Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ, Anh Duy cho biết: “Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên trong khoảng từ năm 2020 đến nay, thị trường lao động tại Hoa Kỳ, trong đó có mảng giáo dục trong và sau bậc đại học rất cạnh tranh nhau, và rất nhiều trường hạn chế tuyển thêm giáo sư mới. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến những học viên tốt nghiệp tiến sĩ năm 2019, 2020, mình cũng nằm trong nhóm này. Từ cuối năm 2021, mình đã nộp hồ sơ vào từ 20 – 25 trường, sau đó nhận lời phỏng vấn ở 8 trường và nhận đề nghị từ 5 trường và rồi cuối cùng quyết định nhận việc tại Viện Hàn lâm Hải quân Hoa Kỳ”.


Anh Duy trong một lần nghiên cứu về bệnh Alzheimer. Ảnh: VTC

Bên cạnh đó, chàng trai tài năng này còn tiết lộ thêm: “Theo mình, bí quyết để thành công không chỉ là kiến thức và kỹ năng, mà điều quan trọng nhất chính là “cách mình nhìn về tương lai phù hợp với họ”. Mình nhận ra các trường cần một người có thể viết tiếp vào văn hóa và lịch sử của trường họ, chứ không chỉ cần người nghiên cứu rất giỏi hay có tiềm năng lớn. Mình cảm nhận rằng cái mình có rất phù hợp với cái họ cần. Theo mình, khi xin việc, hãy đến đó và chuẩn bị tinh thần “tại sao tôi là người thích hợp nhất để đảm nhận trọng trách này””.

“Còn một điều quan trọng nữa là, để trúng tuyển, các giáo sư trong khoa có cảm thấy mình là một phần trong họ không. Ít nhất, trong trường hợp của mình, họ cho biết rằng mình có thể đóng góp vào tập thể một cách tích cực. Có lẽ, một số bạn quá tập trung vào khoa học và quên rằng có rất nhiều yếu tố khác để có thể trở thành giáo sư. Vậy nên, khi nộp hồ sơ, điều mình chuyển tải nhiều nhất chính là câu chuyện của bản thân. Mình nghĩ điều thuyết phục hội đồng nhiều nhất là sự chân thành và có câu chuyện có thể truyền cảm hứng cho sinh viên”.

Tất nhiên, để có được thành công như hôm nay cũng không dễ dàng gì đối với anh chàng, Anh Duy tiết lộ, tất cả nhờ vào hai lần anh “quay xe” kịp lúc. Theo đó, với xuất phát điểm là một học sinh chuyên Anh (trường THPT chuyên Tiền Giang) nên tốt nghiệp phổ thông Anh Duy quyết định theo học ngành Dược. Tuy nhiên, mới học đến năm 2 ngành Dược anh chàng chợt nhận ra đây không phải là ngành mình muốn làm, Anh Duy quyết định dừng học ngành Dược, bắt đầu theo học ngành Toán và kỹ thuật.


Anh Duy trong vai trò là một giảng viên đại học. Ảnh: VTC

Lần “quay xe” thứ 2 của Anh Duy là sau khi anh chàng đã tốt nghiệp đại học. Có trong tay 2 tấm bằng cử nhân ngành Toán và Kỹ thuật, Anh Duy từng nắm giữ những vị trí khác nhau trong ngành công nghiệp ô tô với mức thu nhập rất tốt. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm gắn bó với công việc này, anh chàng lại một lần nữa quyết định từ bỏ và quay trở lại con đường học tập. Và rồi anh chàng lại đưa ra quyết định đúng đắn khi đã có được thành công như hôm nay.

Bên cạnh chàng trai Dương Trần Anh Duy thì vẫn còn rất nhiều người trẻ Việt khiến nhiều người phục bởi sự vượt khó vươn lên bằng con đường học vấn và tài năng của mình. Điển hình như những tấm gương xuất sắc như sau:

Dù xuất thân trong gia đình vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn bóng dáng cha nhưng Nguyễn Văn Linh vẫn chăm chỉ học hành, và học rất giỏi. Sau đó, anh đã nhận được học bổng sang Pháp du học, rồi anh học tiếp lên thạc sĩ, tiến sĩ khiến ai ai cũng nể phục. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Sau những tháng ngày khó khăn vất vả, hiện tại cuộc sống của hai mẹ con anh Linh đã đầy đủ hơn rất nhiều. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Hay như câu chuyện của Derrick Ngo (một chàng trai người Mỹ gốc Việt) – người đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ vì sự nỗ lực và cố gắng trong cuộc sống. Ảnh: Fox26

Derrick Ngo là con út trong một gia đình có 6 người con, sinh sống tại Houston (bang Texas, Hoa Kỳ). Anh đã phải trải qua tuổi thơ vô cùng khó khăn, bữa đói bữa no. Đặc biệt, dù mồ côi cha từ lúc mới lên 2, đôi lúc phải ngủ gầm cầu… nhưng Derrick Ngo đã vượt qua tất cả, tốt nghiệp Đại học danh tiếng Harvard.

Sau tất cả, theo Anh Duy, những lần “quay xe” như trên cũng chính là tư duy mà anh nghĩ rằng ai cũng nên có, vì nhiều người thường không có đủ can đảm để thật sự làm. Hiện tại, Anh Duy đã đủ tự tin để chia sẻ câu chuyện tới những bạn đã từng ở trong vị trí giống như anh, đã từng có sự phân vân lo lắng nhất định như anh. Anh cũng chẳng ngại làm cầu nối để giúp các bạn hòa nhập nhanh hơn với thế giới bên ngoài. Còn bạn, nếu có ấn tượng gì ở tấm gương tài giỏi như trên thì cùng để lại bình luận nha!

NHÌN SỔ GHI CHÉP CỦA THỦ KHOA MỚI NHẬN RA NỖ LỰC LÀ YẾU TỐ THÀNH CÔNG

Ông bà ta thường bảo “cần cù bù thông minh”, bởi để từ một người thông minh trở thành người tài giỏi, chắc hẳn sẽ không thể nào chỉ dựa vào bản năng được. Nhưng việc tìm cho mình bí quyết, nỗ lực để thực hiện theo cũng như tận dụng sự thông minh là điều không hề dễ dàng.

Nhiều người cho rằng, giỏi là nhờ có bản chất thông minh, sáng dạ, tuy nhiên sự thật không chỉ có vậy. Bởi ngay cả những người đã sáng dạ sẵn, để có thể tận dụng trí tuệ cũng như nâng cao trình độ của mình, họ đều phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Chỉ cần nhìn vào sổ ghi chép của thủ khoa hoặc những người nổi tiếng trên thế giới, nhiều người mới nhận ra rằng, nỗ lực cũng là yếu tố không nhỏ dẫn đến thành công.